Thành lập Trung tâm đào tạo Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1584 | Cật nhập lần cuối: 9/20/2023 3:45:32 PM | RSS

Sáng 15/6/2016, UBND tỉnh Bến Tre và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM) phối hợp tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập Trung tâm đào tạo Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre.

Giá bán: VND

Giá trên web chỉ mang tính chất tham khảo.

S.lượng:

17-3-2012

Thành lập Trung tâm đào tạo Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre

Cắt băng khánh thành Trung tâm Đào tạo ĐHQG TP.HCM tại Bến Tre. (Ảnh: Hoàng Vũ)

PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Phó Giám đốc Thường trực ĐHQG TP.HCM, cho biết, trường được thành lập vào ngày 27/1/1995, hiện nay có 7 đơn vị thành viên (trong đó có Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM…) với hơn 5.600 cán bộ và giảng viên. Hơn 20 năm qua, ĐHQG TP.HCM đào tạo hơn 1.000 tiến sĩ, 2.000 thạc sĩ; đào tạo hơn 110 chuyên ngành ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho hơn 60.000 sinh viên. Qua đó, hàng năm trường cung cấp cho xã hội hàng vạn kỹ sư, cử nhân, hàng trăm thạc sĩ, tiến sĩ. ĐHQG TP.HCM đang dẫn đầu trong cả nước với hơn 30 ngành đào tạo đạt chuẩn ASEAN, châu Âu và thế giới.

“Trong chiến lược đào tạo phục vụ cộng đồng, gắn kết với địa phương, ĐHQG-HCM xác định 4 khu vực trọng tâm: khu vực Duyên hải miền Trung (trọng tâm là Quảng Ngãi, Bình Định); khu vực Tây nguyên (trọng tâm là Lâm Đồng, Đắc Nông; khu vực Đông Nam bộ (trọng tâm là TP.HCM, Bình Dương); khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 2 tuyến Cần Thơ – An Giang – Đồng Tháp – Kiên Giang (trọng tâm là Cần Thơ), Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng – Cà Mau (trọng tâm là Bến Tre có nhiệm vụ thực thi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Bến Tre làm chủ lực cho tuyến)” – PGS.TS Huỳnh Thành Đạt cho hay.

PGS.TS Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: “Riêng đối với tỉnh Bến Tre, ĐHQG TP.HCM đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho tỉnh về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong chặn đường sắp tới, Trung tâm này trước mắt phải thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học – sau đại học để nâng cao mặt bằng dân trí. Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực theo thế mạnh của tỉnh Bến Tre và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hỗ trợ cho Bến Tre tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức tại tỉnh và khu vực. Cung cấp cơ hội học tập, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành và khả năng nghiên cứu sáng tạo ở trình độ đại học và sau đại học cho các đối tượng có nhu cầu. Triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học cho Bến Tre nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Xây dựng và phát triển các nguồn lực, đặc biệt là đội ngũ giảng viên để làm tiền đề tiến tới thành lập cơ sở giáo dục bậc đại học riêng cho Bến Tre trong tương lai”.

Thành lập Trung tâm đào tạo Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre

Trao quyết định thành lập Hội đồng Trung tâm Đào tạo ĐHQG TP.HCM tại Bến Tre. (Ảnh: Hoàng Vũ)

Tại buổi lễ, lãnh đạo ĐHQG TP.HCM trao Quyết định thành lập Hội đồng Trung tâm Đào tạo ĐHQG TP.HCM tại Bến Tre; Quyết định bổ nhiệm PGS.TS Vũ Phan Tú – Phó trưởng ban Đại học và sau đại học giữ chức Giám đốc Trung tâm Đào tạo ĐHQG TP.HCM tại Bến Tre.

Nói về chương trình đào của Trung tâm, PGS.TS Vũ Phan Tú cho biết: Tại Trung tâm này, kể từ tháng 10/2016 sẽ đào tạo bậc cử nhân với các ngành học như Tài nguyên và Môi trường; Công nghệ sinh học; Công nghệ thực phẩm; Điện – Điện tử; Kỹ thuật xây dựng; Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Văn Trọng đánh giá cao việc thành lập Trung tâm Đào tạo ĐHQG TP.HCM tại Bến Tre. “Hôm nay, việc thành lập Trung tâm Đào tạo ĐHQG TP.HCM tại Bến Tre trở thành dấu ấn chính thức cho sự ra đời địa điểm đào tạo bậc đại học chính quy và trên đại học đầu tiên tại Bến Tre. Đây là niềm mơ ước của bao thế hệ học sinh - sinh viên Bến Tre. Tôi tin rằng Trung tâm này đáp ứng tốt những vấn đề: giải quyết được nhu cầu học tại chỗ cho nhiều học sinh, phát triển cân đối nguồn lực cán bộ cho địa phương; giảm thiểu kinh phí cho người học; giảm lưu lượng sinh viên dồn về thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; sinh viên được học tập, thực hành trên điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương nên khi ra trường sẽ nhanh chóng thích ứng với môi trường công tác; tạo điều kiện cho việc xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” – ông Cao Văn Trọng đánh giá.